Để khai thác hạt ươi, người dân tỉnh Quảng Nam bất chấp tất cả chặt bỏ cả cây ươi hàng chục năm tuổi.

⇒Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, Quảng Nam được xem là nơi có số lượng cây ươi nhiều nhất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

⇒Khi ươi phát triển ra trái, thì 3 năm sau mới ra lại. Các thương lái các nơi hét giá thành rất cao, dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg.

tan-thu-hat-uoi-o-quang-nam-1

Hạt đười ươi nhỏ bằng ngón tay nhưng rất công dụng

⇒‘Thời gian qua, ươi ra hạt đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có thêm nguồn thu nhập từ việc đi nhặt ươi bay.

⇒Tuy nhiên, do giá thành hạt đười ươi tăng cao và năm nay ươi được mùa nên nhiều người bất chấp để vào rừng chặt hạ cây ươi lấy hạt.

⇒Nếu không biết bảo vệ tốt cây ươi, nguy cơ vài năm nữa tại Quảng Nam, ươi sẽ cạn kiệt và khan hiếm…’, ông Tuấn nói.

tan-thu-hat-uoi-o-quang-nam-2

Hạt ươi non được phơi đầy rẫy ngoài đường

⇒Theo người dân, hạt ươi ăn rất mát, giải nhiệt và còn có thể trị bệnh…

⇒Được biết, quả đười ươi gồm 2 phần, phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm 65%. Trong nhân có chất béo (2,98%), tinh bột và sterculin, bassorin.

⇒Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tanin. Phần đường trong hạt gồm chủ yếu là galactose, pentose và arabinose.

tan-thu-hat-uoi-o-quang-nam-3

Người dân bất chấp chặt bỏ cả cây ươi

Tác dụng hạt đười ươi

⇒Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yếu hầu, thanh trường thông tiện.

⇒Hạt ươi được coi là một loại thuốc bổ mát, thêm tân dịch có thể dùng nhiều hay dùng luôn, không hại.

⇒Thường ngày có thể dùng vài ba hạt cho vào cốc nước nóng ngâm một lúc cho hạt nở ra rồi thêm đường vào cho đủ ngọt uống giải khát và trừ các bệnh nhiệt, trị các chứng đau ruột và các bệnh về đường tiêu hoá…’.

tan-thu-hat-uoi-o-quang-nam-4

Hạt ươi rất ngon và mát giải nhiệt cho mùa nắng

⇒Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở y tế tỉnh Quảng Nam nhận định:

⇒‘Hạt ươi là một sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chức năng.

⇒Gần đây, hạt ươi rất có giá trị và cây ươi cũng thế, vì cây ươi phát triển phải mất hàng chục năm, nên cần phải bảo vệ hợp lý, không vì mục đích thu hạt mà chặt bỏ cả cây ươi, rồi rừng mai sau sẽ cạn kiệt cây ươi…’.