Bệnh đau dạ dày

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta (khoảng 6 - 7% dân số). Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở người lớn tỉ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em, dạ dày do áp lực công việc hoặc do ăn uống, bệnh viêm loét dạ dày nếu không điều trị kịp thời nó gây ảnh hương rất lớn đến cuộc sống củng như sức khỏe của người bệnh, thậm chí có người bị nặng có thể dẩn đến ung thư dạ dày hoặc tử vong

Mắc phải bệnh đau dạ dày không chỉ làm sức khỏe bệnh nhân giảm đi mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và sinh hoạt hàng ngày vì những triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra, đặc biệt đó chính là bệnh đau dạ dày. Tình trạng đau chính là sự tổn thương của niêm mạc dạ dày gây nên những cơn đau nghiêm trọng tới dạ dày. Bệnh ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng những thảo dược, hay nguyên liệu đơn giản.

Dưới đây là một vài phân tích cũng như lời khuyên để đưa ra giải pháp cách làm giảm cơn đau dạ dày tức thời hiệu quả cho người bệnh:

 

Nguyên nhân dẫn tới chứng đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay, song nếu được hỏi về nguyên nhân gây đau dạ dày thì ít ai có thể trả lời đầy đủ. Do đó, biết được chính xác căn nguyên bạn sẽ chủ động phòng tránh bệnh đau dạ dày, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Theo Bs Đoàn Quốc Hưng – Bv Đại học Y dược: Có nhiều nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, nhưng căn nguyên chủ yếu được xác định do Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) – Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh dạ dày nói chung và đau dạ dày nói riêng. Theo thống kê cho thấy: Trong số các bệnh nhân bị loét dạ dày, khoảng 7/10 bệnh nhân đau dạ dày do có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter Pylori. Ngoài ra cứ 4 người nhiễm Helicobacter Pylori thì có 1 người tuy bị nhiễm nhưng chưa có các dấu hiệu loét dạ dày.

Cách chữa đau dạ dày tại nhà

Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cafe nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, việc dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là điều kiện tốt để gây viêm loét dạ dày. Tất cả thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, căng thẳng kéo dài, chế độ sinh hoạt bất hợp lý,… cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành nên bệnh đau dạ dày và các chứng bệnh liên quan tới dạ dày. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày.

Việc lạm dụng các thuốc giảm đau thay cho các thuốc điều trị đau dạ dày cũng rất nguy hiểm. Người sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng có 15% nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày. Ngoài ra mỗi năm có từ 50% – 80% trường hợp bệnh nhân nhập viện vì loét dạ dày đã có tiền sử lạm dụng các thuốc kháng viêm giảm đau. Nguy cơ bị chảy máu dạ dày cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc này.

Cũng theo Bs Hưng, để điều trị bệnh đau dạ dày có nhiều cách nhưng điều quan trọng là cần xác định chính xác căn nguyên gây bệnh để loại bỏ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến việc điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày khoa học – vừa hỗ trợ điều trị lại phòng tái phát hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu ‘chẳng may’ mắc phải bệnh đau dạ dày, bạn cũng nên ‘bỏ túi’ một số mẹo trị đau dạ dày đơn giản tại nhà sau đây.

12 cách chữa đau dạ dày đơn giản – Không nên bỏ qua

Khác với các loại thuốc kháng sinh giảm đau có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn, các bài thuốc chữa đau dạ dày từ dân gian dịu nhẹ, an toàn. Không lo tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến dạ dày. Một số cách giảm đau dạ dày được kể đến như:

1. Chữa đau dạ dày với nghệ vàng

Từ lâu, dân gian đã dùng bột nghệ và mật ong như một phương pháp chữa bệnh đau dạ dày dễ áp dụng. Sử dụng nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày trên cơ chế giảm tiết dịch vị trong cơ thể.

Tính kiềm có trong tinh dầu nghệ cũng giúp giảm đáng kể độ acid của dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, công dụng chống viêm và làm lành vết loét của bột nghệ và mật ong cũng rất hữu ích đối với những bệnh nhân đang gặp phải các khó chịu do viêm dạ dày gây ra.

Chữa đau dạ dày tại nhà bằng nghệ và mật ong

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 50g củ nghệ tươi.

Thực hiện:

  • Củ nghệ tươi bạn đem rửa sạch và bỏ vỏ.
  • Lấy củ nghệ đập dập và lấy nước pha với mật ong.
  • Chia ra để uống nhiều lần trong ngày.
  • Tỉ lệ pha mà bạn có thể tham khảo là: 12g bột nghệ/6g mật ong.
  • Sau khi trộn hỗn hợp, bạn chia thành 3 phần.
  • Trước mỗi bữa ăn chính, bạn sử dụng 1 phần.
  • Bạn có thể sử dụng hỗn hợp trong vòng 2 – 4 tuần.

2. Lá mơ chữa đau dạ dày

Lá mơ cũng là một trong những cách chữa đau dạ dày tự nhiên và khá hữu ích. Cách sử dụng lá mơ cũng khá đơn giản và dễ áp dụng.

Chuẩn bị:

  • Lá mơ lông từ 20 – 30 gram lá mơ lông

Thực hiện:

  • Lá mơ lông đem rửa sạch.
  • Giã nát phần lá trên và vắt lấy nước cốt.
  • Uống mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng sức khỏe dạ dày.

3. Chữa đau dạ dày với Chuối hột

Bên cạnh các loại thảo dược cải thiện sức khỏe dạ dày, chuối hột cũng là một loại dược liệu khá tốt để cải thiện những cơn đau dạ dày khó chịu.

Chuẩn bị:

  • Chuối hột khoảng 1 – 2 quả. Chú ý chọn quả già.

Thực hiện:

  • Rửa sạch chuối hột.
  • Đem xắt chuối hột thành từng lát mỏng và phơi khô.
  • Nghiền nhỏ chuối hột thành bột, bảo quản trong lọ kín để sử dụng dần.
  • Phần bột chuối hột này bạn có thể dùng mỗi lần 2 thìa bột chuối hột, pha với nước ấm và uống trước bữa ăn hàng ngày.
  • Có thể uống mỗi ngày khoảng 3 lần, liên tục trong 15 ngày.

Để trị bệnh tận gốc, tham khảo ngay cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

4. cách trị đau bao tử với Củ cải và ngó sen tươi

Củ cải và ngó sen tươi chứa nhiều tinh bột, có tác dụng làm dịu những cơn đau dạ dày mà không phải ai cũng biết. Đây là các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và cũng dễ sử dụng.

Chuẩn bị:

  • Củ cải và ngó sen tươi chuẩn bị một lượng bằng nhau.

Thực hiện:

  • Ngâm củ cải và ngó sen với nước muối khoảng 5 phút rồi rửa sạch.
  • Giã nát các nguyên liệu trên và lọc lấy nước.
  • Uống mỗi ngày 2 lần và mỗi lần khoảng 50 g.
  • Các triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể với phương pháp này.

5. Nước chanh củng trị đau dạ dày

Chanh rất quen thuộc với các bà nội trợ. Mặc dù chanh chứa nhiều acid nitric nhưng một ít nước chanh lại có thể giúp những cơn đau dạ dày giảm bớt.

Chuẩn bị:

  • Chanh tươi 1 quả to.
  • Đường cát.
  • Nước ấm khoảng 400 ml.

Thực hiện:

  • Vắt lấy nước chanh tươi.
  • Cho thêm vào cốc nước chanh tươi nước ấm và khoảng 2 – 3 thìa đường cát.
  • Khuấy đều các hỗn hợp trên.
  • Có thể uống từ  2-3 cốc nước chanh mỗi ngày sau bữa ăn để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày.

Cách giảm cơn đau dạ dày bằng chanh

6. Lá bạc hà tri đau bao tử

Nước ép lá bạc hà tuy không được sử dụng phổ biến bằng so với các phương pháp trên nhưng cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Những cơn đau và các cơn co thắt dạ dày cũng sẽ được giảm bớt sau khi dùng lá bạc hà. Cách dùng cũng khá đơn giản, bạn có thể nhai một hoặc hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trong vài ngày trước bữa ăn. Những cơn đau dạ dày sẽ bắt đầu dịu bớt. Nếu không thích nhai trực tiếp, bạn có thể cho một vài nhánh bạc hà vào một cốc trà nóng và để khoảng 10 phút. Sau các bữa ăn chính bạn có thể uống 2 – 3 lần/ngày.

7. Chữa đau dạ dày với cam thảo

Cam thảo là một trong những dược liệu từ thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt cho cơ thể. Qua đó giúp ngăn chặn quá trình hình thành các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Chiết xuất từ cam thảo có các tác dụng tương đương với các thuốc kháng axit dạ dày với mức độ an toàn khá cao và ít gây ra tác dụng phụ.

Bạn có thể chia cam thảo ra làm 2 phần để sử dụng. Đem hòa 1 phần cam thảo cùng với 1 phần nước cất. Sử dụng mỗi ngày 3 lần để uống. Mỗi lần sử dụng có thể uống khoảng 1 muỗng cafe. Thời điểm sử dụng tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 20-30 phút là tốt nhất. Dạ dày của bạn sẽ được bảo vệ bởi các chiết xuất trong thành phần của cam thảo. Bạn cũng cần lưu ý khi dùng cam thảo không được sử dụng kéo dài quá 3 tuần sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

8. Trà hoa cúc trị đau bao tử

Trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng lo âu và có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt. Thêm một lát chanh khi uống trà hoa cúc sẽ giúp làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả. Thử xem!

9. Trị đau bao tử với Hạt cây thì là

Hay tham khảo mẹo trị đau dạ dày bằng hạt thì là và áp dụng xem sao? Hạt cây thì là chứa các thành phần có tác dụng chữa trướng bụng và ngăn ngừa đau dạ dày. Cho một thìa hạt thì là vào cốc nước đun sôi rồi đều và gạn hạt cây thì là ra. Cho một thìa cà phê nước cốt chanh vào nước và uống trước khi ăn để ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm đau dạ dày.

10. Lô hội (nha đam) củng là vị thuốc trị đau bao tử

Lô hội cũng là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà. Chỉ cần cho một thìa nước lô hội vào cốc nước ấm, có thể thêm một ít nước cốt chanh và dùng nó 2 lần mỗi ngày. Chứng co thắt dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa khác như: khó tiêu hay đầy hơi, tiêu chảy cũng được khắc phục.

Giảm đau dạ dày bằng lô hội

11. Gừng củ chữa đau dạ dày

Gừng có vị cay tính ấm và là một trong những vị thuốc tự nhiên chữa bệnh tốt nhất. Ngoài ‘nổi tiếng’ với công dụng chữa các bệnh về đường hô hấp ra thì gừng còn giúp giảm nhanh khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra.

Hãy thêm một vài lát gừng thái mỏng vào tách trà buổi sáng hoặc buổi tối, đặc biệt là trà xanh; hoặc có thể thêm một thìa nước cốt gừng tươi và một thìa nước chanh cùng một thìa mật ong vào cốc nước lọc khuấy đều và uống đều đặn vào buổi sáng hàng ngày cũng trị đau dạ dày rất tốt.

12. Nước muối ấm củng hỗ trợ cho bệnh dạ dày

Nước muối ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng nói riêng và các chứng bệnh về đường hô hấp hiệu quả mà nó còn được khám phá là có công dụng giảm đau dạ dày rất tốt. Chỉ cần thêm một thìa muối vào nước ấm, khuấy đều cho muối tan hết và uống để chấm dứt tình trạng đau, co thắt và rối loạn chức năng dạ dày.

13. Trị đau bao tử với trà dây cao bằng (cách trị đau bao tử hiệu quả nhất)

Kết quả nghiên cứu chè Dây trị viêm loét dạ dày của Viện dược liệu ( Bộ Y tế) với các kết luận như sau:

⇒ Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày;

⇒Chè Dây cho kết quả khỏi bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%, với Alusi là 9,44%, khỏi bệnh ở mức độ liền sẹo là của chè Dây là 36,36% ,với Alusi 30,56%. Sử dụng chè Dây bạn hoàn toàn yên tâm đó là loại chè sạch, không gây độc và không có tác dụng phụ

Đồng thời trà dây củng diệt khuẩn HP rất hiệu quả

Trên đây là một số mẹo trị đau dạ dày đơn giản mà bạn có thể tham khảo áp dụng để giảm những khó chịu do căn bệnh dạ dày này gây ra một cách an toàn và tiết kiệm tại nhà. Hy vọng chúng hữu ích cho bạn!