Bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày là thủ phạm phá vỡ cả 4 “tứ khoái” của quý ông: Ăn – Ngủ - Tình dục – Bài tiết. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách đối phó bệnh đau dạ dày hiệu quả.

 

Đau dạ dày - nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa đơn giản không ngờ - 1

Đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến ăn uống, công việc, đời sống… thậm chí còn khiến nhiều quý ông bị suy giảm khả năng tình dục tạm thời, chưa kể những biến chứng nguy hiểm ẩn giấu bên trong.

Một số nguyên nhân đau dạ dày phổ biến

Đây là một trong những bệnh rất nhiều người Việt mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do:

- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP, trong đó có 25% người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa loét dạ dày cho đến khi các quý ông tạo môi trường sinh trưởng tốt cho chúng như hút thuốc lá, rượu bia nhiều…

- Lạm dụng thuốc Tây: kháng sinh liều cao có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có lợi cho dạ dày trong khi thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.

- Stress: làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị, mất cân bằng độ PH và bào mòn niêm mạc dạ dày.

- Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích: Nicotine trong khói thuốc làm tăng bài tiết acid dạ dày, cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn cao có trong bia rượu lại góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời bào mòn dạ dày…

- Thói quen sinh hoạt: ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi, ăn quá khuya, sử dụng thực phẩm bẩn… cũng khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dẫn đến tình trạng loét dạ dày.

Dấu hiệu, triệu chứng đau dạ dày

Nếu bạn mắc phải một trong những triệu chứng này, rất có thể bạn đã mắc bệnh đau dạ dày:

- Ăn không ngon, chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.

- Ợ hơi, ợ chua: do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng

- Buồn nôn: do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.

- Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

- Đau thượng vị và đau bụng: đau âm ỉ, nóng rát khó chịu… vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía trên bên trái.

=>> Tìm hiểu những triệu chứng đau dạ dày nhẹ mà bạn thường bỏ qua

Vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày - nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa đơn giản không ngờ - 2

Cách chữa đau dạ dày hiệu quả

Cũng giống như bất cứ căn bệnh nào, đau dạ dày có nhiều cách điều trị:

Bài thuốc dân gian: mật ong pha bột nghệ, bột chuối xanh, nước bắp cải, nước lá mơ bông… giúp giảm đau dạ dày khá hiệu quả nhưng chỉ mang tính hỗ trợ tạm thời.

Thuốc kháng sinh: chỉ tiêu diệt được vi khuẩn HP chứ không có tác dụng phục hồi, tái tạo niêm mạc. Những trường hợp do nguyên nhân khác, thuốc tân dược không có nhiều vai trò.

Thuốc Đông Y: tác dụng chậm hơn nhưng an toàn, hiệu quả lâu dài và triệt để.

Bất cứ hình thức nào cũng có ưu nhược điểm, xong cân nhắc giữa cái được và mất thì thuốc Đông Y thực sự vẫn là lựa chọn tối ưu, thế nhưng chọn thế nào cho đúng?

Trị đau dạ dày bằng cây trà dây

Kết quả nghiên cứu chè Dây trị viêm loét dạ dày của Viện dược liệu ( Bộ Y tế) với các kết luận như sau:

Cây Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%, với Alusi (loại thuốc chuyên trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiện nay) là 89%, thời gian cắt cơn đau trung bình của chè Dây từ 8 đến 9 ngày, và Alusi là 17 ngày;

⇒Chè Dây cho kết quả khỏi bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%, với Alusi là 9,44%, khỏi bệnh ở mức độ liền sẹo là của chè Dây là 36,36% ,với Alusi 30,56%. Sử dụng chè Dây bạn hoàn toàn yên tâm đó là loại chè sạch, không gây độc và không có tác dụng phụ