Công dụng chống béo phì của giảo cổ lam giúp cho những người béo phí giảm cân nặng một như mong muốn kết hợp với cách giảm cân phù hợp mang lại hiệu quả bất ngờ

 - Nguồn Tuệ Linh -

Nghiên cứu mới về tác dụng chống béo phì của cây thuốc giảo cổ lam

⇒ Béo phì là bệnh mang tính toàn cầu, liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng, với biểu hiện của sự tăng cao về trọng lượng cơ thể làm phát sinh nhiều bệnh tật và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

⇒ Chẩn đoán bệnh béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể (body mass index– BMI), chỉ số này được tính bằng tỷ lệ khối lượng cơ thể (kg) chia cho chiều cao cơ thể bình phương: BMI = cân nặng/chiều cao2 (kg/m2).

⇒ Người có chỉ số BMI > 30 được chẩn đoán là béo phì.

⇒ Béo phì có liên quan trực tiếp đến các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường tuýp 2, rối loạn mỡ máu và các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc điều trị béo phì rất quan trọng, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh trên.

cong-dung-chong-beo-phi-cua-giao-co-lam-1
Người bị béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao

⇒ Proterin kinase được hoạt hóa bởi AMP (AMP activated protein kinase – AMPK) là một enzym có vài trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng và cân bằng giữa nhu cầu năng lượng cần thiết và lượng thức ăn ăn vào của cơ thể. Enzym này liên quan trực tiếp đến các bệnh về rối loạn chuyển hóa, nó có vai trò hoạt hóa. Theo a enzyme Beta- oxidation, làm tăng quá trình thoái hóa chất béo và tăng chuyển hóa glucose ở cơ, đồng thời ức chế quá trình tổng hợp cholesterol ở gan.

⇒ Một nghiên cứu gần đây của tác giả Rehman Gauhar và cộng sự (2012) đã khẳng định dịch chiết từ cây giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóa enzym AMPK, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng chuyển hóa đường trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì.

⇒ Thử nghiệm trên chuột cho thấy khi dùng dịch chiết giảo cổ lam với mức liều 150, 300 mg/kg cân nặng, sau 8 tuần thì trọng lượng cơ thể giảm đi 5,7% và 7,7%so với thời điểm ban đầu.

Nhóm tác giả này cũng khẳng định hai hoạt chất chính có cấu trúc saponin trong Giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóa AMPK là damulin A và damulin B.

Hai hoạt chất này đã được tác giả Tae Lin Hul phát hiện ra đầu tiên vào năm 2006 và được cấp bằng phát minh sáng chế tại Hoa Kỳ năm 2011 (số bằng phát minh: US 2011/0015142 A1).

Tài liệu tham khảo công dụng giảm béo phì của Giảo cổ lam

Gauhar Rehman, Hwang Seung-Lark, Jeong Si-Sung, et al. (2012), “Heat-processed Gynostemma pentaphyllum extract improves obesity in ob/ob mice by activating AMP-activated protein kinase”, Biotechnology letters, 34(9), pp. 1607-1616)