- Theo baolamdong-

Theo DS Nguyễn Thọ Biên - Chủ tịch Hội Dược liệu Lâm Đồng, tên Đảng sâm là do vị thuốc giống như sâm được sản xuất ở một địa phương có tên Thượng Đảng - Trung Quốc.

Danh lục cây thuốc Lâm Đồng năm 2012 thống kê 1.664 loài thực vật làm thuốc thuộc 237 họ thực vật, trong đó Đảng sâm đã được thống kê và xếp vào nhóm những cây thuốc cần bảo tồn, tái sinh.

Cây đẳng sâm Đà Lạt  tươi

Theo TS Nguyễn Thành Mến - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Đảng sâm Đà Lạt hiện bị khai thác mạnh mẽ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên, do đó Đảng sâm đã được Sách đỏ Việt Nam năm 2007 xếp vào thang VU (sẽ nguy cấp); Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 xếp vào thang EN (nguy cấp). 

Gần đây, năm 2015, TS Trần Công Luận - nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm - và Dược liệu TP Hồ Chí Minh qua nghiên cứu Đảng sâm trồng ở Lâm Đồng (Cty Cao Lâm) nhận thấy trong rễ có chứa đường, chất béo, tanin, saponin, hợp chất polyuronic…

Qua nghiên cứu đã phân lập được 2 hợp chất 5 -hydroxymethylfurfural và lobetyolin; xác định cao Đảng sâm có tác dụng tăng lực, tăng cường miễn dịch tế bào.