Thông tin về hạt ươi

- Theo nguoiduatin.vn -

⇒Với giá gần nửa triệu đồng/kg, nhưng hiện hạt ươi đang được rất nhiều người Hà Nội tìm mua.

Bác Thủy (Cầu Giấy, HN) cho biết: “ Nghe nói hạt ươi dùng trị đau và khô cổ họng, khàn tiếng, tắt tiếng, da khô do nóng nhiệt, trị ho,… nên tôi đang tìm mua vài cân về dùng dần.

⇒Thời gian này gia đình tôi 6 người thì cả 6 đều bị ho, uống thuốc mãi không khỏi, giờ chuyển sang dùng thuốc dân gian xem thế nào. Khu nhà tôi mấy hôm nay các bà thi nhau đi lùng mua loại hạt này, không biết tác dụng đến đâu, nhưng cứ mua ít về dùng, không bổ nọ thì bổ kia…”.

⇒Trên các trang mua bán online, hạt ươi bay được giao bán khá sôi động, theo chị Thủy, một người chuyên bán hạt ươi trên facebook cho biết: “Giá hạt ươi năm nay đắt gấp đôi năm ngoái, dù năm nay loại hạt này được mùa.

⇒ Tuy giá thành cao, nhưng hạt ươi vẫn rất nhiều người mua. Hàng nhập về không đủ cung cấp cho khách”.

Cũng theo chị Thủy, chị nhờ người thân ở tận Quảng Ngãi đi thu mua tận gốc với giá gần 300.000 đồng/kg, cộng thêm các khoản chi phí khác, chị bán ra thị trường với giá 400.000 đồng/kg.

ha-noi-sot-vi-hạt duoi-uoi-1

Hạt đười ươi

Hạt đười ươi được bán với giá 350.000- 400.000 đồng/kg.

⇒Anh Trường, một người bán hạt ươi cũng cho biết thêm “Tôi kinh doanh hạt ươi khoảng 3 năm nay, nhưng năm nay lượng tiêu thụ nhiều nhất, gấp đôi năm ngoái. Mấy hôm nay thị trường quả đười​ ươi bắt đầu khan hiếm, ngày có vài chục khách điện thoại đặt mua mà không có hàng…”.

⇒Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, Quảng Nam… ngày ngày vẫn có hàng đoàn người đổ vào rừng để nhặt hạt ươi. Giá hạt bán tại địa phương này dao động 250.000 đến 300.000 đồng/kg. Nhiều người căng lều, lán tại rừng, triệt hạ cây ươi để lấy hạt.

⇒ Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, hạt ươi là một sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chức năng.

⇒Do cây ươi to và cao, khi trưởng thành và kết trái thường có đường kính khoảng một người ôm và có chiều cao từ 20 – 30m, nên để thu hái được quả ươi, nhiều đối tượng hám lợi, dùng cưa lốc cắt hạ cả thân cây có tán rộng hàng chục mét, chặt phá các cây xung quanh để hái cả hạt ươi xanh và chín, gây phá rừng trên diện rộng.

Hạt ươi “thần kì” thế nào

⇒Hạt ươi, hay đười ươi (còn gọi lười ươi) vị ngọt lờ lợ, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thông tiện, thường dùng trị ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt.

⇒Dân gian hay dùng để làm mát và nhuận cơ thể, mỗi lần ngâm chừng 4-5 hạt trong 1 lít nước là đủ. Có thể uống nhiều lần trong ngày, dùng thường xuyên không độc, làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè.

⇒Để tăng tác dụng nhuận trường có thể dùng chung với hạt é.

⇒Không biết vì sao người miền Tây vẫn gọi trái ươi là “lười ươi”.

⇒Những trái lười ươi khô màu nâu đỏ vẫn bán đầy chợ để người mua về ngâm nước cả ngày cho nở ra, lặt hết vỏ khô lấy phần ruột mềm, xốp bên trong, quậy đường và bỏ đá vào thành một thứ nước giải khát mát rượi ngày hè.

⇒Ươi là một loại cây rừng thân gỗ có đường kính gốc lên đến trên 1m, chiều cao từ 20m – 40m, cứ 4 năm cho trái chín một lần. Hạt ươi có công dụng làm thảo dược hoặc pha chế nước giải khát.

⇒Chính vì có những giá trị như vậy mà loại hạt này đang là một nguồn lợi kinh tế không nhỏ.

Ươi có thể dùng là thức uống giải nhiệt rất tốt

⇒Đười ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora. Theo lương y Huỳnh Văn Quang (Hội Đông y Q.5, TP.HCM): Đặc điểm của cây đười ươi là chỉ mọc ở miền Nam, không có ở miền Bắc, vì thế nó còn có tên là an nam tử (tử là hạt).

⇒Ở Trung Quốc, đười ươi có tên gọi là đại phát tử (vì hạt đười ươi nở thật to khi gặp nước). Dân gian hay dùng riêng trái đười ươi, hay kết hợp với hạt é ngâm nước có pha ít đường dùng để giải khát.

⇒ Còn trong y học (cả thuốc Nam và thuốc Bắc), đười ươi có tác dụng chính là thanh nhiệt (làm mát cơ thể), dùng trị đau và khô cổ họng, khàn tiếng, tắt tiếng, da khô do nóng nhiệt, ho (lưu ý, chỉ dùng trong trường hợp ho khan; còn ho có đàm thì không được dùng)…

Đười ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng. Trái đười ươi dùng chủ trị trong các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau.

⇒ Cách dùng thường là ngâm trái vào nước chín cho nở ra rồi dùng; bài thuốc kinh nghiệm được dùng trị ho, khan tiếng là ngâm trái đười ươi vào nước sôi, uống thay trà trong ngày.

⇒Trong dùng trị bệnh, các nhà chuyên môn cho rằng, cây đười ươi trồng ở Việt Nam là có công dụng tốt nhất.

Và cần lưu ý, không ăn trái đười ươi khô chưa ngâm nước, vì ăn xong, uống nước, nó nở ra sẽ làm cứng bụng, khó thở.

Cách dùng dùng hạt ươi

⇒Ta ngâm khoảng 3 hạt ươi bay cho một ly hay dùng để uống bia hiện nay; khi ngâm nếu dùng cho nhiều người thì nên ngâm chung trong một cái soong; chờ khoảng 2-3 tiếng và chú ý là nên ngâm với nước ấm thì ươi sẽ nở nhanh hơn; khi ta dùng cũng hợp vệ sinh hơn.

⇒Khi hạt ươi nở ta chờ quan sát sẽ thầy vỏ tróc ra và có một lớp như lưới màu nâu bao quanh hạt; nhặt hạt và vỏ bỏ ra ngoài ta sẽ có phần còn lại của quả ươi;

⇒Lấy đó pha với đường cát trắng cho vừa miệng, thêm ít nước uống vào sẽ rất mát, nếu có thể ta mua ít hạt é (hạt của rau húng quế hay ăn với phở) về ngâm và cho vào dùng chung với hạt ươi thì không có gì thú vị hơn nữa