Trong củ tam thất bắc có chứa chất acid amin và hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin.

Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả.

Tam thất bắc có tác dụng dùng để trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu. Bên cạnh đó còn có tác dụng làm tan ứ huyết, sưng tấy, dùng cho người thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.

Tác dụng chữa bệnh của tam thất và các bài thuốc - Ảnh 1

Củ tam thất bắc

Có hai loại tam thất là tam thất bắc và tam thất nam trong đó tam thất bắc hay còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Tam thất nam còn có tên gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng. Củ và rễ tam thất đều được dùng như các vị thuốc quý.

Tác dụng của củ tam thất 
Tác dụng bảo vệ tim

Chất noto gin sen osid có trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi cơ thể bị thiếu oxy. Đồng thời, tam thất còn có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực, tăng sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tam thất có tác dụng giúp cầm máu, tiêu sưng

Trong các trường hợp chảy máu do chấn thương thì tam thất có tác dụng giúp tiêu máu ứ trong phẫu thuật hay do va đập trở nên bầm tím phần mềm. Chỉ cần rắc chút bột tam thất vào nơi vết thương thì sẽ giúp cầm máu tốt.

Củ Tam thất có tác dụng phòng chống ung thư

Tam thất có tác dụng giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư và kéo dài cuộc sống cho người bị bệnh ung thư.