Bệnh gút là gì?

Bệnh gout là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu. Đây là bệnh lý cơ xương khớp đứng hàng thứ 4 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Chân tay như quả chuối vì tự chữa

Tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp nhận các trường hợp bị bệnh gout biến chứng do tự chữa hoặc mua thuốc về nhà uống.

Trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn Nam 65 tuổi, trú tại Sơn Tây, Hà Nội là điển hình. Ông Nam cho biết ông bị bệnh gout hai năm nay nhưng trước thi thoảng nó mới đau và hơi sưng ngón chân cái.

Gần đây, bệnh đau nhiều hơn. Ông Nam đi lấy thuốc đông y về uống. Tuy nhiên, bệnh không đỡ mà càng ngày càng đau. Các đốt khớp sưng to như quả chuối mắn.

Trường hợp của ông Cao Văn Tính trú tại Ninh Bình cũng tương tự. Ông Tính bị bệnh gout khoảng 3 năm nay.

Ông được người quen giới thiệu có một thầy lang chữa thống phong (bệnh gout) rất giỏi nên đến cắt thuốc về uống. Không chỉ cắt thuốc đông y, ông còn tự mua thuốc tây về uống.

Đến khi bệnh nặng đi khám bác sĩ cho biết ông bị suy thận, gout biến chứng do lạm dụng corticoid.

Cảnh báo biến chứng vì tự ý điều trị

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Hải Bình - Bệnh viện Bạch Mai bệnh gout hay còn gọi là  thống phong, là một bệnh khớp sinh ra do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, dẫn đến tăng acid uric máu.

Khi acid uric máu tăng đến một mức nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể), chúng sẽ bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gout trên lâm sàng.

Bệnh gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, đặc biệt là ở những người béo, ưa uống rượu, ăn chế độ nhiều đạm. Ở các nước phát triển bệnh chiếm tỷ lệ từ 1- 2%.

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các điều kiện kinh tế- xã hội, bệnh ngày càng hay gặp. Tỷ lệ bệnh gout trong dân số nói chung là khoảng 0,2%.

Trong một nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp-bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), bệnh chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng hàng thứ 4 trong các bệnh khớp hay gặp tại khoa.

ThS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai - Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo  tình trạng lạm dụng thuốc điều trị làm mất triệu chứng đặc trưng của bệnh và làm xuất hiện thêm các tác dụng phụ của thuốc khiến cho chẩn đoán khó khăn hơn.

Khi điều trị bệnh bao gồm thay đổi lối sống và dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giảm acid uric máu. Thuốc chống viêm giảm đau càng được dùng sớm khi có triệu chứng thì tác dụng cắt cơn càng nhanh.

Các biến chứng của bệnh gút bao gồm biến chứng liên quan đến bệnh và biến chứng liên quan đến điều trị triệu chứng.

Theo bác sĩ Mai, để tránh các biến chứng của bệnh guot bắt buộc bệnh nhân phải đến các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị.

Các biến chứng kinh khủng của bệnh guot đó là:

- Hạt tophi: Đây là biểu hiện của gút mạn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giảm tự tin giao tiếp xã hội, giảm chức nặng vận động khớp.

Dò hạt tophi khó liền: Đường vào của vi khuẩn gây nhiễm trùng khớp, nếu trên nền bệnh nhân suy giảm miễn dịch do corticoid thì rất dễ nhiễm trùng huyết.

- Biến chứng thận: Sỏi urat của thận: là loại sỏi không cản quang, chỉ có thể phát hiện qua siêu âm hệ tiết niệu. Viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ do sỏi urat.

Suy thận mạn: Làm giảm thải acid uric, tăng nguy cơ bị cơn gút cấp, khó khăn khi dùng thuốc chống viêm.

- Viêm tĩnh mạch nông chi dưới: Cần điều trị bằng colchicin. Thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa đi kèm: tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu, béo trung tâm...

Ngoài ra, khi điều trị bệnh cũng có thể xảy ra các biến chứng như: Biến chứng do dùng chống viêm giảm đau: Viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non. Tăng đông ở bệnh nhân bị chứng mạch vành. Tăng suy thận. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Các biến chứng do dùng colchicin: Tiêu chảy cấp, đặc biệt khi dùng quá liều. Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh...): bệnh nhân bị gút thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng, thậm chí có bệnh nhân dị ứng tất cả các thuốc điều trị gút.

Đặc biệt, các biến chứng do dùng corticoid: Đây là một gánh nặng lớn, thuốc nhóm này rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh chóng nên hay bị lạm dụng. Vì lợi nhuận người ta có thể nghiền nhỏ, pha trộn thành các gói bột, viên hoàn tán, dạng chai dịch... bán với giá cao.

Bệnh nhân uống thấy giảm đau tốt nghĩ là thuốc đắt tiền tốt, lần sau bị lại uống. Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính.

Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, xuất huyết tiêu hóa, suy thượng thận...

Trước tình trạng đau khớp và di chuyển rất khó khăn, nhiều bệnh nhân gút đã tìm tới những bài thuốc đông y, và cây nở ngày đất là bài thuốc chữa bệnh gút được nhắc đến rất nhiều trong thời gian vừa qua

Cây nở ngày đất chứa nhiều flavones, flavonoïdes glycosides, gomphrenol giúp làm giảm các triệu trứng sốt, cảm cúm do virut gây ra, giúp ức chế các Acid uric trong máu, thải các độc tố ra ngoài, cây được dân gian sử dụng phổ biến và cũng chính từ bài thuốc đó mà khoa học đã tìm ra được dược tính từ cây để chiết xuất một số dược tính từ cây ra làm thuốc

⇒Trên thị trường, điều đáng ngạc nhiên là cây nở ngày đất là một trong những cây thuốc quý có lá giúp tán phong, tiêu viêm tốt cho phụ nữ sau sinh

cay-no-ngay-dat-kho

Cây nở ngày đất khô

⇒Hiện một số lương y đang sử dụng cây thân thảo này để điều trị bệnh Gout trong thời gian điều trị sớm nhất, Trong rễ cây có thành phần flavonoïdes và saponines làm giảm đau các triệu chứng cơ bắp va chạm gây ra. 

Người sử dụng nhiều chất đạm dẫn đến khớp, Gout qua tác dụng từ dược tính ở rễ, lá cây giúp điều trị hoàn toàn loại bệnh này

⇒Ngoài các công dụng trên Cây nở ngày đất có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt, ngoài ra hai thành phần Anti và cancereux giúp ức chế chống lại các tế bào ung thư gây ra,  nó còn làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và cải thiện lưu thông tim mạch vành

hoa-no-ngay-dat

Hoa nở ngày đất

Cách sử dụng của cây hoa nở ngày đất.

⇒Dùng sắc thuốc uống trị sốt, cảm cúm, tiêu độc:

⇒Lá, Thân, rễ, 30gr sắc với 1 lít nước uống sau bữa ăn

⇒Dùng điều trị Gout, khớp:

⇒Dùng 200gr cây nở ngày đất tươi ( cả hoa ) sắc với 1500 ml nước cạn còn 500ml

⇒Uống khi thấy khát, sắc lại khi nào thấy nhạt thì thôi

⇒Uống khi nào thấy bệnh khỏi hẳn thì giảm lượng thuốc còn 100g/ ngày

⇒Sắc uống thay nước hàng ngày, nếu dùng khô thì sắc lâu hơn một chút