- Cây gạo còn gọi bông gạo, mộc miên... là loại cây to cao tới 14-15m và hơn nữa, mọc hoang ở trong rừng, hoặc trồng ở ven đường lấy bóng mát, tại nhiều tỉnh miền Bắc.

Lá kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5cm, sớm rụng. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cànnh nhỏ trước khi có lá non; vào các tháng 3-5 hoa gạo nở rộ đỏ rực màu lửa báo hiệu mùa hè tới. Theo y học dân tộc và kinh nghiệm dân gian cây gạo cho các vị thuốc sau:

 Tầm gửi cây gạo

- Tầm gửi là loài cây bán ký sinh, có ở nhiều cây chủ (mít, bưởi, na, chanh...) nhưng mấy năm gần đây đặc biệt thời sự, là tầm gửi cây gạo: trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận... có nhiều người săn tìm mua làm thuốc. 
- Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt được phân biệt như sau: phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng.

Còn nếu là loại khô thì phải có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè?
- Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian, ngoài tầm gửi cây gạo còn có những loại khác cũng có công dụng riêng như: tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét; tầm gửi cây xoan chữa kiết lỵ, táo bón; tầm gửi cây chanh chữa ho?

Tuy nhiên giá cả không thể sánh với tầm gửi cây gạo. Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc

 Công Dụng Tầm gửi trên cây gạo:

- Mát gan, thải độc cho ngượi bị thận (Viêm cầu thận).
- Sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu thải độc men gan
- Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây them ăn, dễ ngủ, tiêu phù.

 Cách Dùng Tầm gửi trên cây gạo:

- Đun, sắc uống hằng ngày