Nhận biệt cây chè vằng

- Sức khỏe gia đình (NXB Y học) -

Chè vằng (tên khoa học là Jassminum suptriplinerve Blume), còn gọi là cước man, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, là loại cây thân bụi nhỏ hoặc dạng leo, đường kính thân cây không quá 6mm.

Thân chè vằng cứng, từng đốt, vươn cao 1-1,5m (hoặc vươn dài tới 15-20m với cây leo), phân nhánh nhiều. Vỏ nhẵn, màu xanh lục.

Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên của lá, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ.

Hoa màu trắng, rất thơm, nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả hình cầu nhỏ như hạt ngô, khi chín có màu đen.

nhan-biet-va-mot-so-bai-thuoc-tu-cay-che-vang-1

Hình ảnh lá chè vằng

- Lá chè vằng dễ bị nhầm lẫn với lá ngón nên bạn nên cẩn trọng và kiểm tra kỹ dựa vào các đặc điểm sau:

- Lá chè vằng có 3 gân rõ rệt, trong đó có 2 gân bên uốn cong theo mép lá.

- Hoa chè vằng màu trắng, mọc thành xim nhiều hoa (thường từ 7-9 hoa). Còn hoa lá ngón màu vàng, mọc thành chùm

- Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, có một hạt rắn chắc. Còn quả cây lá ngón hình trụ, khi chín tự mở, có nhiều hạt, có diềm mỏng, phát tán theo gió.

 Bài thuốc từ chè vằng

- Trị thông huyết điều kinh, đau bụng hay khớp xương:

Dùng 20-30g chè vằng khô sắc uống hàng ngày.

- Trị bệnh răng miệng:

Lá chè vằng tươi rửa sạch nhai ngậm để chữa bệnh viêm nha chu viêm. Ngoài ra có thể dùng nước trà đã đun để rửa vết thương.

- Trị kinh nguyệt không đều:

20g chè vằng,16g ích mẫu, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g, tất cả thái nhỏ rồi phơi khô, sắc cùng 400ml nước cho đến khi cạn còn 100ml, uống hai lần mỗi ngày.

- Trị thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da: Mỗi ngày sắc uống 8-16g chè vằng.